Bệnh xương khớp
Tê tay là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị khỏi tận gốc
Tê tay là tình trạng thường gặp ở nhiều người nhất là người già, người thường xuyên phải lao động nặng hay người phải làm việc văn phòng trong thời gian dài. Đặc biệt, đây cũng là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm và cần được điều trị ngày.
Contents
Tê tay là gì?
Tê tay là cảm giác các ngón tay bị tê buốt, như kiến bò, có thể kèm với chuột rút, mất cảm giác và rối loạn khả năng vận động, cầm nắm.
Tình trạng tê tay có nhiều biểu hiện, có thể đau tê tay trái, đau tê tay phải hoặc tê cả hai tay; vị trí tê có thể là tê cánh tay, tê bàn tay hoặc tê ngón tay.
Do vậy khi có biểu hiện tê tay người bệnh nên có những biện pháp thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tránh trường hợp để bệnh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân gây tê tay
Tình trạng tê tay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, những nguyên nhân này được chia thành nguyên nhân do tác động cơ học bên ngoài và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân cơ học
Hoạt động sai tư thế
Những người thường có thói quen lười vận động, ngồi một chỗ quá lâu, ngồi sai tư thế, nằm ngủ lệch hẳn một bên trong thời gian dài… thường bị tê tay vì mạch máu khó lưu thông do bị chèn ép.
Ảnh hưởng của quá trình lao động, làm việc
Tình trạng lao động, làm việc quá sức, đặc biệt ở những người thường xuyên phải lao động nặng, lao động chân tay gây ra những tổn thương cột sống kéo theo tình trạng tê tay. Tình trạng tê tay cũng có thể gặp ở những người làm việc văn phòng phải ngồi làm việc với máy tính trong một thời gian dài.
Chấn thương
Những chấn thương khi bị va chạm giao thông hoặc bị ngã khi làm việc, di chuyển có thể ảnh hưởng đến các rễ thần kinh cột sống và những dây thần kinh kéo xuống tay, khiến người bệnh bị tê nhức tay.
Tác dụng phụ của thuốc Tây
Các loại thuốc Tây y điều trị một số bệnh lý có thể gây tác dụng phụ đến hệ thống thần kinh, gây tê tay, nhức tay.
Stress làm việc căng thẳng
Làm việc quá căng thẳng, stress, gây ra tình trạng suy nhược thần kinh, đau nửa đầu, rối loạn sự lưu thông của máu lên não, gây tê nhức tay.
Tê tay là bị bệnh gì?
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng xảy ra khi các khớp bị tổn thương khiến xương khớp bị bào mòn. Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở tay, bàn tay và tình trạng tê tay, đau tay là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này.
Hẹp ống sống
Nhiều người do bẩm sinh thường có cột sống nhỏ hẹp gây chèn ép lên hệ thống thần kinh đi qua ống làm tê tay, tê chân và gây khó khăn khi vận động cho bệnh nhân.
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống làm hệ thống xương khớp thoái hóa, suy giảm chức năng vận động, gây tê tay, tê chân. Do vậy những người lớn tuổi, người già thường gặp phải tình trạng tê tay. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và lười vận động, ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh thoái hóa cột sống từ sớm.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp gây nguy hiểm hàng đầu, không chỉ gây đau nhức dữ dội dọc vùng cột sống mà bệnh còn kéo theo những biến chứng khác như tình trạng đau tay, tê tay, đau chân, tê chân do nhân nhày trong đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh vận động. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh hoàn toàn có thể khiến cho bệnh nhân mất khả năng vận động.
Viêm đa rễ thần kinh
Viêm đa rễ thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống thần kinh và tê tay cũng là một trong những biểu hiện của căn bệnh này.
Cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Tình trạng suy nhược cơ thể, các rễ thần kinh, máu, xương khớp không được đáp ứng Canxi, Sắt, Kali và các loại các loại vitamin cần thiết như Vitamin B1, B12 … có thể kéo theo tình trạng yếu cơ, suy nhược và tê tay.
Biến chứng của tiểu đường
Các mảng xơ vữa do biến chứng của tiểu đường khiến máu kém lưu thông, do vậy người bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng tê tay, tê chân.
Triệu chứng của bệnh tê tay
Thông thường người tê tay thường có nhữn biểu hiện sau:
– Các đầu ngón tay, bàn tay, hay toàn bộ cánh tay trái, phải hoặc cả hai bị tê. Triệu chứng tê tay này thường xuất hiện rõ nét sau khi ngủ dậy hoặc khi ngồi chơi điện thoại, bấm máy tính trong thời gian dài.
– Một số trường hợp tay có cảm giác như bị châm chích như bị kim đâm hay râm ran như kiến bò.
– Tình trạng tê tay cũng có thể xuất hiện kèm theo việc tê cứng, đau nhức, rối loạn cảm giác.
– Khó khăn khi cử động tay, cầm nắm đồ vật, đưa tay lên xuống gây cản trở khi làm việc hay sinh hoạt.
– Tê tay do nguyên nhân bệnh lý, ngoài biểu hiện tê tay còn đi kèm thêm các biểu hiện khác tùy vào từng loại bệnh như: Thoát vị đĩa đệm còn kèm đau lưng, đau vùng bị thoát vị, đau vùng hông mông đùi; hay tê tay do tiểu đường sẽ đi kèm với các biểu hiện tiểu đường khác như đi vệ sinh nhiều, đau nhức chân, dễ tụt đường huyết, giảm cân…
Biến chứng của tình trạng Tê tay
Bệnh tê tay nếu do các nguyên nhân như sai tư thế khi sinh hoạt, vận động thì đa phần chỉ cần thay đổi tư thế và thói quen sinh hoạt là có thể được khắc phục hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên nếu bệnh tê tay là biểu hiện của các bệnh lý khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm đa rễ thần kinh… mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
– Tình trạng tê tay có thể lan rộng từ ngón tay, bàn tay, cánh tay
– Tê đau nhức, yếu cơ, khó khăn khi cầm nắm ảnh hưởng đến khả năng lao động của người bệnh…
– Rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác ở tay
– Tê tay do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến liệt tay, liệt nửa người

Tê liệt tay, khó gấp duỗi đươc các ngón tay
Phòng ngừa tình trạng Tê tay
Để phòng ngừa tình trạng tê tay, người bệnh nên thực hiện những phương pháp sau:
– Tăng cường các chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp trong chế độ ăn hàng ngày. Tạo chế độ ăn uống lành mạnh tránh tình trạng tăng cân vượt tầm kiểm soát vì cân nặng quá lớn sẽ tạo áp lực lên xương khớp dẫn đến những bệnh lý xương khớp nguy hiểm.
– Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao hợp lý để tăng sức bền cho cơ thể, giúp xương khớp dẻo dai, tăng độ đàn hồi. Đồng thời giúp tăng cường sự lưu thông của khí huyết trong cơ thể để đưa đinh dưỡng đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng xương khớp, ngăn ngừa tình trạng tê tay.
– Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, xen lẫn giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí hoặc ngồi sai tư thế gây mỏi cho xương khớp.
– Hạn chế các chất kích thích có trong rượu bia thuốc lá để tránh những chất có hại cho xương khớp trong những sản phẩm này.
– Có thể thực hiện chườm nóng hoặc ngâm tay với nước ấm để tăng cường lưu thông máu ngăn ngừa tê tay.
Điều trị tê tay hiệu quả
Điều trị bằng Thuốc Tây
Việc xác định điều trị bằng thuốc Tây chỉ được thực hiện khi có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ hoặc người có chuyện môn sau khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh tê tay.Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân tê tay các loại thuốc có thành phần từ gốc kháng sinh giúp kháng viêm, giảm đau các loại thuốc giãn cơ để giải phóng cơ bắp.
Để hỗ trợ điều trị những loại Vitamin và khoáng chất cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho xương và hệ thần kinh để khắc phục tình trạng tê tay cũng được kê thêm vào liệu trình điều trị.
Phương pháp Tây y có ưu điểm là giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp điều trị giảm đau nhất thời chứ không phải điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đồng thời còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể với gan, dạ dày…
Chữa tê tay chân bằng Thuốc Nam
Một số bài thuốc Nam cũng có thể có tác dụng hỗ trợ giảm đau, khắc phục tình trạng tê tay được sử dụng nhiều trong dân gian.
Chườm nóng với ngải cứu
Chườm nóng ngải cứu cùng muối hột sau đó cho vào một miếng vải và chườm lên khu vực bị đau, tê, dọc cánh tay đến cổ, vai, gáy trong khoảng 5 đến 10 phút sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết đến tay, giảm thiểu tình trạng tê tay.
Nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong là một trong những loại thuốc dân gian chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, đồng thời có tác dụng điều trị một số bệnh lý thường gặp. Để sử dụng Nghệ và mật ong điều trị chứng tê tay, bạn có thể sử dụng phương pháp sau:
Mỗi ngày một lần, người bệnh hòa tan 1 một thì cà phê bột nghệ cùng 2 thìa cà phê mật ong và nước ấm để uống. Nghệ và mật ong sẽ tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng đau tay, tê tay.
Lá lốt
Bài thuốc chữa tê tay với lá lốt được thực hiện bằng cách sử dụng liên tục trong 10 ngày thuốc sắc của 10 đến 20 lá lốt với nước. Những hoạt chất có trong lá lốt sẽ rất tốt cho máu, giảm thiểu tình trạng tê tay.
Chữa tê tay chân bằng Đông y gia truyền Trị Cốt Tán
Đông y là một trong những biện pháp được nhiều người tin tưởng sử dụng do ưu điểm là an toàn lành tính và có thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo quan điểm của Đông y, để điều trị tê tay cần kiểm soát các yếu tố gây ra tình trạng tê bì đồng thời bổ sung tăng cường dưỡng chất cho xương khớp, máu huyết và hỗ trợ khả năng lưu thông của khí huyết đi khắp cơ thể.
Trị Cốt Tán là một bài thuốc Đông y chuyên cho các bệnh xương khớp nói chung và điều trị tê tay nói riêng, đặc biệt là tình trạng tê tay do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm dẫn đến chèn ép lên các rễ thần kinh.
Bài thuốc Trị cốt tán được bào chế hoàn toàn quý dược liệu quý từ tự nhiên theo những công thức gia truyền 5 đời cùng sự hoàn thiện bằng sự nghiên cứu nghiêm túc trong nhiều năm của Lương y Nguyễn Công Sáu theo lý luận y học cổ truyền và y học hiện đại giúp đi sâu vào kinh lạc thông khí, hoạt huyết, làm lành các tổn thương của cột sống, nuôi dưỡng xương khớp, khắc phục tình trạng dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giúp khắc phục tình trạng tê tay.
TRỊ CỐT TÁN – TOP 100 SAO VÀNG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
Nếu bạn gặp phải tình trạng tê bì chân tay kéo dài, kèm theo đau buốt, nhức mỏi đang lo lắng về tình trạng sức khỏe. Hãy gọi ngay cho chúng tôi 0962.522.111 để được tư vấn, chẩn đoán chính xác về bệnh
Để lại lời nhắn