Trang chủ » Bệnh xương khớp » Hiểu tường tận về đau thần kinh tọa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh xương khớp

Hiểu tường tận về đau thần kinh tọa và cách điều trị hiệu quả

Tình trạng đau thần kinh tọa thường xuyên xảy ra trong cuộc sống gây ra đau nhức khó chịu từ thắt lưng, kéo xuống chân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.

Trong quá trình khám và điều trị người bệnh bị đau thần kinh tọa, lương y Nguyễn Công Sáu cho biết: “ Khoảng 80% trường hợp bị đau thần kinh tọa có liên quan đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh tọa gây đau nhức, tê bì kéo dài từ thắt lưng xuống mông, hông, một chân hoặc cả hai chân. Độ tuổi bị đau thần kinh tọa phổ biến từ 30-60 tuổi, tỷ lệ nam mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nữ giới

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là dây thần kinh hông to) bắt đầu từ vùng cột sống thắt lưng kéo dài xuống hông, mông đùi và bàn chân.

Khi rễ thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây ra tình trạng đau vùng thắt lưng, sau đó lan tỏa xuống vùng mông, hông, đùi và hai chân… tình trạng này được gọi là đau dây thần kinh tọa.

thoat-via-dia-dem-gay-dau-than-kinh-toa

Nguyên nhân

+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: 80% người bệnh bị đau thần kinh tọa đều liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.

+ Cấu trúc cột sống thắt lưng bất thường do bẩm sinh

+ Các bệnh mắc phải: Xung quanh vùng rề thần kinh bị viêm nhiễm (nhiễm khí lạnh, giang mai, HIV CMV virus, nhiễm độc chì), viêm cơ tháp vùng chậu liên quan đến chơi thể thao quá sức, vận động sai tư thế.

Hội chứng viêm mặt nhỏ của khớp cột sống: chệch sụn khớp cột sống do vận động mạnh, ngồi sai tư thế

Một số bệnh ung thư có thể di căn tới cột sống gây đua thần kinh tọa như: ung thư tiền liệt tuyến, u buồng trứng, ung thư vú di căn, u tiểu khung

+ Chấn thương cột sống thắt lưng do tai nạn, ngã, va đập mạnh gây tổn thương, chèn ép vào rễ thần kinh tọa

Một số triệu chứng thường gặp

Khi rễ thần kinh tọa bị chèn ép thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau nhức, âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng. Nếu tình trạng chèn ép nặng người bệnh sẽ thấy đu nhức không thể đi lại được, đau tăng lên khi vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột, ho hay hắt hơi.

Đặc biệt là đau nặng về đêm, khi thời tiết thay đổi. Lương y Nguyễn Công Sáu cho biết “Những người bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức dữ dội về đêm, trằn trọc suốt đêm, không thể ngủ được. Thậm chí có những người bệnh vì đau nhức quá, 1-2h đêm vẫn gọi điện cho nhà thuốc nhờ tư vấn điều trị”

Cơn đau từ vùng thắt lưng lan tỏa dọc xuống vùng hông, mông và bàn chân.

Một số trường hợp còn cảm thấy rối loạn cảm giác, tê bì, nóng ran trong xương, đau rát như dao đâm, râm ran như kiến bò…

Chẩn đoán

Để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân rễ thần kinh tọa bị chèn ép gây đau, các bác sĩ sẽ tiến hành một số thăm khám, kiểm tra lâm sàng. Chỉ định làm các thăm dò cận lâm sàng như chụp X-Quang vùng cột sống thắt lưng, chụp cộng hưởng từ (MRI) để biết chính xác mức độ tổn thương, vị trí rễ thần kinh bị chèn ép…

Biến chứng

Lương y Nguyễn Công Sáu cho biết: “Biến chứng đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm có thể gây ra biến chứng “chùm đuôi ngựa” – rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ chân, liệt nửa người

Phòng ngừa và điều trị

Phòng ngừa

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường xương khớp, gân cơ, tăng cường lưu thông máu: người bệnh có thể lựa chọn một số bài tập như bơi, đi xe đạp, đi bộ…

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cột sống (canxi, vitamin C,D, E, K, omega3…). Tránh uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác

Với dân văn phòng: Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp, tránh ngồi sai tư thế. Không cúi sâu đầu tập tủng làm việc, đọc báo, sử dụng điện thoại…

Với các vận động viên thể thao, người chơi thể thao: cần khởi động kỹ, làm nóng các cơ trước khi tập luyện

Chú ý khi nâng, bê đồ vật: Khi nâng vật cần ngồi xổm, hai chân trùng xuống, lưng thẳng, dùng lực của hai chân để nâng vật lên, tránh cúi cong người và nên bê sát người

Hạn chế đi giày cao gót trong thời gian dài

Nếu bị béo phì, tăng cân thì cần giảm cân ngay tránh làm tăng áp lực lên cột sống

Điều trị

Để điều trị, chấm dứt cơn đau dây thần kinh tọa cần phải tác động trực tiếp vào căn nguyên gây chèn ép vào rễ thần kinh tọa.

Các biện pháp được áp dụng đều phải đảm bảo được nguyên tắc ngăn ngừa chèn ép rễ thần kinh tọa, tăng lưu thông máu, bồi bổ dưỡng chất cần thiết cho cột sống đĩa đệm, tăng cường sức khỏe tổng thể. Đầy lùi phong, hàn, thấp, đào thải độc tố, khí động lưu trú trong xương.

Lương y Nguyễn Công Sáu đã nỗ lực nghiên cứu, vận dụng các học thuyết y học cổ truyền phương Đông và phát triển phương thuốc bí truyền để cho ra đời sản phẩm Trị Cốt Tán chữa đau thần kinh tọa. Đặc biệt, chuyên đặc trị đối với trường hợp đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm.

thuoc-tri-cot-tan-5

Trị Cốt Tán điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả tận gốc, ngăn ngừa tái phát

Lương y Nguyễn Công Sáu nói về cơ chế điều trị của thuốc: “Với theo nguyên tắc “trong ẩm ngoài đồ” thành phần của thuốc tác động trực tiếp vào đĩa đệm, cột sống, cung cấp dưỡng chất cần thiết tái tạo bao xơ, làm lành phần đĩa đệm bị rạn nứt, đẩy nhân nhầy vào vị trí ban đầu, giải tỏa áp lực lên rễ thần kinh…

Hãy gọi ngay tới hotline 0962522111 để được tư vấn điệu trị tốt nhất, chấm dứt cơn đau đang hành hạ bạn mỗi ngày.

Thuốc Đông y gia truyền Trị Cốt Tán là thương hiệu độc quyền chính hãng!




Tác giả: Nguyễn Công Sáu
Mô tả: Lương y Nguyễn Công Sáu chủ nhà thuốc Đông y gia truyền Hải Sáu, nguyên là Ủy viên Hội Đông y Tỉnh Thái Bình. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y, cứu chữa cho hơn 50.000 người bệnh bị thoát vị đĩa đệm và các bệnh về xương khớp khác.

Để lại lời nhắn

avatar
  Subscribe  
Notify of

Bài viết liên quan